Trong quá trình xây dựng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, vốn là bước khởi đầu quan trọng mà bất kỳ chủ quản lý doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Vốn đầu tư tốt sẽ xác định được mức độ uy tín của doanh nghiệp. Đặc biệt, với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để có một chỗ đứng trên thị trường cũng là một vấn đề nan giải đối với các Start-up. Nếu vốn ít, ít rủi ro nhưng sẽ khó tạo được lòng tin đến đối tác. Nếu vốn nhiều, tạo được sự tin tưởng cao nhưng rủi ro khá cao. Trong bài viết này, hãy cùng Unimmo tìm hiểu về những thông tin cần biết về gọi vốn đầu tư và cách gọi vốn hiệu quả nhé.
1. Những điều cần biết về vốn đầu tư
Gọi vốn đầu tư là thuật ngữ được sử dụng trong đầu tư kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản là quá trình mà các doanh nghiệp, Start-up đi kêu gọi từ các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp cung cấp vốn cho dự án/ doanh nghiệp của mình để đi vào hoạt động kinh doanh trên thị trường và chia sẻ lại lợi nhuận
Quá trình gọi vốn đầu tư thường không dễ dàng bởi để rót vốn đầu tư, các nhà đầu tư xem xét dự án rất kỹ lưỡng về ý tưởng sản phẩm kinh doanh, tiềm năng thị trường, biên độ lợi nhuận của sản phẩm, kế hoạch dự đoán tăng trưởng, vòng quay thu hồi vốn, đội ngũ nhân viên…

2. Các nguồn vốn đầu tư thường thấy
Nguồn vốn là vấn đề của mọi doanh nghiệp và là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Dưới đây là một số nguồn vốn thường thấy trong quá trình kinh doanh
-
Nguồn vốn của chính mình
Hầu như các Start-up hiện nay khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh đều bắt đầu với số vốn tự có của mình. Với nguồn vốn này, bạn sẽ hoàn toàn có quyền kiểm soát doanh nghiệp mà không phải chia sẻ quyền lợi cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Vốn tự thân sẽ giúp bạn không vướng vào các khoản vay lớn phải trả hàng tháng. Tuy nhiên với tốc độ phát triển của thị trường hiện nay, các Start-up muốn phát triển cần có một nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trẻ sẽ tiến hành gọi thêm vốn từ các nguồn khác.
-
Nguồn vốn từ gia đình, bạn bè
Nguồn vốn thường thấy thứ hai chính là từ gia đình, người thân, bạn bè. Việc vay mượn từ người thân sẽ đơn giản và linh hoạt hơn, tránh các vấn đề về lãi suất, thu nợ. Đây sẽ là nguồn vốn tạo động lực lớn khi mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn vốn này sẽ có giới hạn và không quá nhiều để phát triển doanh nghiệp, chỉ phù hợp với các Start-up nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh.

-
Gọi vốn cộng đồng
Đây là hình thức gọi vốn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng phát triển rất mạnh ở nước ngoài. Hiểu đơn giản là sẽ có một cộng đồng trung gian kết nối giữa nhà đầu tư và start-up. Bạn đăng tải ý tưởng kinh doanh trên các cộng đồng và họ tham gia góp vốn nếu thấy dự án có tiềm năng phát triển.
-
Vốn từ nhà đầu tư thiên thần
Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) là những người có giá trị tài sản lớn muốn hỗ trợ doanh nghiệp start-up bằng chính tiền của mình với mục đích lấy quyền sở hữu công ty. Đặc điểm của nguồn đầu tư này là các nhà đầu tư thiên thần thường sẽ tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh hơn là tập trung lợi nhuận. Vì vậy, với nguồn đầu tư này, các Start-up sẽ như thêm có một mentor trên con đường khởi nghiệp kinh doanh
-
Vốn từ các chương trình thúc đẩy khởi nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam có không ít chương trình thúc đẩy khởi nghiệp mà các nhà khởi nghiệp trẻ nên quan tâm vì đây không chỉ là cơ hội giúp các doanh nghiệp Start-up có được vốn đầu tư mà còn được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, lời khuyên từ những chuyên gia đi trước
-
Vốn từ ngân hàng
Đây là nguồn vốn khá phổ biến và không quá xa lạ với các Start-up tuy nhiên vay vốn từ ngân hàng sẽ dành cho các Start-up đã đi vào hoạt động kinh doanh, tạo ra được doanh thu lợi nhuận và có tài sản để thế chấp.
Với hình thức vay vốn từ ngân hàng, các Start-up cần có lịch sử tín dụng tốt, không bị nợ xấu để được cấp nguồn vốn cao và đi kèm theo đó là phải trả lãi hàng tháng cho ngân hàng.
3. Với Start-up giai đoạn nào cần gọi vốn đầu tư
Các nhà đầu tư chỉ rót vốn khi họ thực sự bị thuyết phục bởi chiến lược, ý tưởng được trình bày, song song với đó các doanh nghiệp cần cho thấy được tiềm năng của dự án cũng như tầm nhìn của mình.
Tuy vậy, tạo được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư và chọn được thời điểm thích hợp để kêu gọi vốn hiệu quả vẫn là yếu tố then chốt. Vì vậy cần lưu ý những vấn đề sau trước khi kêu gọi đầu tư:
-
Gọi vốn khi thật sự cần thiết và đã chuẩn bị kỹ lưỡng
Để bước ra chiến trường thì tráng sĩ cần trang bị đầy đủ vũ khi. Đi kêu gọi đầu tư cũng vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về ý tưởng kinh doanh, khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng ứng biến linh hoạt để thuyết phục và nâng cao xác suất thành công khi gọi vốn.
Nhà đầu tư họ đã có bề dày kinh nghiệm và cái nhìn tổng quát thị trường nên bạn cần cho họ thấy được sự tin tưởng về khả năng thành công của dự án mình. Hãy cho họ thấy được cách bạn sử dụng vốn thông minh cho dự án khi có tiền đầu tư.
-
Gọi vốn khi nguồn vốn giúp doanh nghiệp phát triển
Mục đích của việc gọi vốn sẽ giúp các Start-up thu về nguồn có thể giúp phát triển dự án và sản phẩm. Vì vậy hãy sử dụng nguồn vốn thông minh.
Đối với doanh nghiệp ở giai đoạn mở rộng: hãy kêu gọi vốn khi cần nâng cấp máy móc thiết bị, cơ sở sản xuất phục vụ cho mở rộng quy mô
Đối với doanh nghiệp tự thân khởi nghiệp:
- Kêu gọi vốn khi cần nguồn kinh phí để phát triển thực tế
- Kêu gọi vốn khi đã đạt được mục tiêu ban đầu và tiếp tục mở rộng tăng trưởng quy mô
4. Áp dụng 5 điều này để Start-up gọi vốn hiệu quả
Sau khi đã hiểu hết khái niệm và các hình thức gọi vốn thì dưới đây Unimmo sẽ mách cho bạn 5 điều quan trọng để Start-up tiến hành gọi vốn hiệu quả:

-
Hãy đảm bảo doanh nghiệp đủ điều kiện gọi vốn
Để tăng tính chắc chắn và hiệu quả khi gọi vốn, các doanh nghiệp cần biết dược thế mạnh và vị trí của mình. Vì vậy hãy chắc chắn doanh nghiệp đầy đủ tính pháp lý, hoạt động, tình hình tài chính và khả năng triển vọng
Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ về các chỉ số kinh doanh và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu về các báo cáo tài chính để dự đoán tiềm năng phát triển trong thị trường hiện nay.
-
Định lượng giá trị doanh nghiệp
Để gọi được số vốn mong muốn, bạn cần định lượng được giá trị hiện tại của doanh nghiệp và với lượng vốn kêu gọi đầu tư sẽ đổi lại bao hiêu phần trăm cố phần. Từ đó mới có thể thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp của bạn.
-
Xác định vốn và kế hoạch dự phòng
Đây là những chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm. Bạn cần xây dựng một bảng kế hoạch tài chính trong khoảng từ 1 – 2 năm dựa trên chỉ số tăng trưởng doanh thu và chi phí trong quá khứ và tương lai. Từ đó xác định được số vốn cần kêu gọi.
Ngoài ra việc lập bảng kế hoạch dự phòng cho trường hợp kêu gọi vốn thất bại cũng rất quan trọng. Liệu nếu không kêu gọi đầu tư thì số tiền hiện tại có đủ để duy trì doanh nghiệp hay phải đi vay vốn ngân hàng?
-
Chọn nhà đầu tư phù hợp
Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng nhà đầu tư sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp. Với nhà đầu tư cùng chí hướng, họ sẽ giúp bạn trong quá trình kinh doanh, đưa ra những lời khuyên từ kinh nghiệm thực tế chứ không đơn thuần chỉ ăn chia lợi nhuận.
-
Chuẩn bị kỹ thông tin và giấy tờ cần thiết
Và để gọi vốn đầu tư hiệu quả không thể thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết. Thông tin này bao gồm:
- Tổng quan doanh nghiệp: Tên, logo, lĩnh vực, giới thiệu chung
- Nhu cầu và tiềm năng thị trường
- Giải pháp dự án bạn mang đến
- Thị trường bạn muốn hướng đến là gì? Có tiềm năng trong tương lai?
- Đối thủ cạnh tranh bạn là ai? Điểm nổi bật của dự án so với các đối thủ?
- Định hướng doanh nghiệp trong tương lai?
- Đội ngũ doanh nghiệp bạn cần bao nhiêu?
- Lượng vốn bạn kêu gọi đầu tư là bao nhiêu và cách bạn sử dụng sau khi kêu gọi thành công
- Định giá doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn đầu tư là bao lâu
Kết luận
Việc kêu gọi vốn đầu tư là một việc không dễ dàng và khả năng thành công không cao. Tuy nhiên vẫn có khả năng thành công nếu dự án bạn thật sự triển vọng và gây ấn tượng với các nhà đầu tư. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn nắm đầy đủ thông tin về cách gọi vốn hiệu quả. Chúc bạn thành công trên con đường khởi nghiệp kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm:
- Sở hữu hàng hiệu với chi phí chỉ từ 1.000 vnđ tại Unilucky
- Tổng hợp kiến thức cần nắm trước khi tham gia vào Digital Marketing
- Các cách hái ra tiền từ Affiliate cực kỳ đơn giản cho người mới bắt đầu